Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, kinh tế Hải Phòng tăng trưởng ngoạn mục. Sự quyết liệt của lãnh đạo Thành phố làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội địa phương.
Bà Đỗ Thị Dinh quê ở Thái Thụy (Thái Bình) lấy chồng về xã
Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng). Bà kể ngày cưới cách đây hơn 40 năm,
bà phải đi “qua 2 lần đò” mới về được nhà chồng. Khổ hơn, để đón được dâu mới về,
gia đình họ nhà trai còn phải đi tới “4 lần đò”, trong khi 2 nhà cách nhau chỉ
khoảng hơn 10 km.
Những năm 1970, từ xã Kiến Thiết, người dân phải đi đò qua bến
Đăng để sang huyện Vĩnh Bảo. Sau đó, từ huyện Vĩnh Bảo phải đi thêm một lần đò
nữa qua sông Hóa để sang địa phận Thái Bình. Sau đó, đến những năm 1980, Hải
Phòng thay thế đò bằng cầu phao. Việc đi lại thuận tiện hơn nhưng đến những năm
2000, cầu phao trở nên lỗi thời, quá tải, nguy hiểm.
Bài viết liên quan: khu nghỉ dưỡng flamingo cát bà Hải Phòng ; dự án the jade orchid Vimefulland
Hải Phòng là thành phố cảng, cửa ngõ thông thương quan trọng
của Việt Nam với thế giới. Tuy vậy, ngoài những tuyến đường huyết mạch ra vào cảng,
giao thông của Hải Phòng còn chưa phát triển. Với sông ngòi dày đặc vùng cửa biển,
hạ tầng hạn chế lại càng khiến kinh tế bị kìm hãm.
Bước ngoặt bắt đầu từ năm 2016, khi Hải Phòng tập trung mạnh
mẽ đầu tư vào hạ tầng giao thông, trong đó có việc xóa cầu phao, thay bằng cầu
bê tông. Chỉ sau vài năm, thành phố này làm được 46 cây cầu, xây dựng hàng trăm
km đường tỉnh lộ, huyện lộ, hàng nghìn km đường liên xã, liên thôn. Cũng bởi sự
thay đổi đó, Hải Phòng thu hút đầu tư mạnh mẽ, đưa kinh tế tăng trưởng ngoạn mục.
Nhiều người nói rằng kinh tế Hải Phòng đã “thức giấc” sau
hàng chục năm ngủ quên, vươn lên xứng đáng với vị thế thành phố lớn thứ ba cả
nước.